Dự án về chuyển đổi số của TmForum có tên là Digital Maturity Model & Metrics (DMMM)[1] nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, kinh nghiệp và các hướng dẫn Telco trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Phiên bản 17.0 khởi động tháng 11/2016 và kết thúc 12/2017, Trưởng dự án là Julie Hong thuộc Delloite. Team dự án gồm 8 thành viên đến từ Detecon, Huawei, TCS và Deloitte.
DMM có sự tham gia của hơn 850 công ty lớn trên thế giới như: Amdocs, AT&T, BT, CGI, China Mobile, China Telecom, China Unicom, Delloite, Detecom, Huawei, IBM, Nokia, NTT, Orange, PCCW, TATA, Telfonica, Vodafone …
Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Diễn đàn là cung cấp hướng dẫn, các phương pháp hay nhất và nền tảng cho thành viên và ngành công nghiệp lớn để phát triển thông qua sự cộng tác thiết lập các thuật ngữ, khung, mô hình và số liệu chuẩn cho phép chuyển đổi nhanh chóng, lặp lại và linh hoạt ở khía cạnh kinh doanh, hoạt động và nền tảng quản lý.
Tất cả các điểm chuẩn sẽ được xác nhận dựa trên các đặc tính SAMURAI (Specified in Advance, Appropriate, Measurable, Unambiguous, Reflect current investment conditions, Accountable and Investible) thông qua các đánh giá lặp dựa trên các dự án Frameworx, Open Digital, API, CEM.
DMM bao gồm 175 tiêu chí, được chia làm 5 chiều (Dimension) và 28 chiều con (Sub-Dimesion):
Customer: Mục tiêu là cung cấp trải nghiệm mà ở đó khách hàng xem tổ chức là đối tác kỹ thuật số bằng cách sử dụng các kênh tương tác ưa thích của họ để kiểm soát kết nối.
Strategy: Chiến lược kỹ thuật số tập trung vào cách thức doanh nghiệp chuyển đổi hoặc hoạt động để tăng lợi thế cạnh tranh thông qua các sáng kiến kỹ thuật số; nó được kết hợp chặt chẽ với chiến lược kinh doanh tổng thể
Technology: Công nghệ củng cố thành công của chiến lược kỹ thuật số bằng cách giúp tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp. Công nghệ phải mở và có khả năng quản lý động, dựa trên các tiêu chuẩn.
Operations: Phát triển các quy trình và nhiệm vụ bằng cách sử dụng các công nghệ dựa trên phân tích dữ liệu, quy trình thông minh, tự động hóa luồng công việc, quản lý thay đổi nhanh, quản lý dịch vụ tích hợp, tuân thủ các tiêu chuẩn.
Culture, people & Organization: Xác định và phát triển văn hóa tổ chức với các quy trình / chính sách quản trị với các chính sách thu hút nhân tài, thúc đẩy nội bộ, khuyến khích đối tác cùng tiến triển dọc theo đường cong trưởng thành chuyển đổi số
Có nhiều đơn vị định nghĩa về chuyển đổi số, mỗi đơn vị sẽ có thiên hướng định nghĩa Chuyển đổi số dựa trên Chiến lược phát triển của mình.
Ở góc nhìn tổ chức Gartner, Forrester, Open ROAD và TmForum định nghĩa chuyển đổi số như sau:
TMForum định nghĩa Digital Transformation là các sáng kiến chuyển đổi trong nội bộ nhằm tăng tính hiệu quả và sự linh hoạt thông qua tự động hóa; và các cải tiến bên ngoài tập trung vào việc trải nghiệm của khách hàng, cung cấp kênh trải nghiệm đồng nhất và các dịch vụ kỹ thuật số mới. [1]
TMForum cũng khởi động dự án Digital Maturity Model & Metrics (DMMM)[1] nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, kinh nghiệp và các hướng dẫn Telco trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Gartner định nghĩa Digital Transformation là việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi một mô hình kinh doanh và cung cấp các cơ hội doanh thu và tạo ra giá trị mới; đó là quá trình chuyển sang kinh doanh số.
Cũng theo khảo sát của Gartner, 3,160 CIO từ 98 quốc gia hoạt động trong 15 ngành công nghiệp chính cho rằng DT là mối quan tâm hàng đầu.[1]
Forrester đề cập: Digital không phải là kênh (channel) – và chuyển đổi không phải là một dự án. Mục đích cơ bản của DT không phải là số hóa một tình trạng hiện có mà là tái tạo lại một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác nhau, nơi thường xuyên đặt công nghệ là cốt lõi.
Forrester cũng đưa ra mô hình trưởng thành gồm 4 thành phần – Digital Maturity Model 4.0:
Open ROAD định nghĩa Chuyển đổi số là cách một doanh nghiệp áp dụng công nghệ kỹ thuật số và các quy trình để duy trì sự sáng tạo, cạnh tranh và gắn kết với khách hàng. Open ROAD đưa ra mô hình tăng trưởng gồm 5 thành phần: Strategic Dynamism, Digital Culture Talent & Skills, Optimal Customer Experience, Service Innovation & Optimised Delivery, Data Centricity, Digital Technology Leadership.
Ở góc nhìn là đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng cho doanh nghiệp nói chung, Microsoft, IBM, NTT DATA định nghĩa chuyển đổi số như sau:
Microsoft định nghĩa Chuyển đổi số là việc tái tạo lại cách công ty tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra giá trị cho khách hàng của bạn và duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số.
Team không tìm được định nghĩa chính xác của IBM, một tài liệu Strategy and Transformation [1]của IBM nói rằng DT tập trung vào 02 khía cạnh là: định lại giá trị khách hàng và chuyển đổi mô hình hoạt động.
NTT DATA đưa ra khái niệm Digital DNA với 4 thành phần OmniChannel, SP/DV kỹ thuật số, Chuyển đổi Quy trình, hệ sinh thái dịch vụ mở để chuyển đổi mô hình kinh doanh mới lấy khách hàng làm trọng tâm:
Theo các định nghĩa trên, có thể thấy Chuyển đổi số theo định nghĩa các Tổ chức nói chung, tổ chức về Telco nói riêng và các Doanh nghiệp cung cấp giải pháp IT tập trung vào các mục tiêu chuyển đổi số sau:
Chuyển đổi số về mặt khách hàng: chuyển dịch sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm;
Chuyển đổi số về điều hành: chuyển đổi mô hình để hoạt động hiệu quả hơn;
Sử dụng công nghệ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
EVO là chương trình chuyển đổi số kinh doanh của Vodafone về Tài chính, Quản lý chuỗi phân phối, Nguồn nhân lực sử dụng một nền tảng SAP tập trung. Evo có đặc điểm:
Dự án chuyển đổi số IT lớn nhất của Vodafone, 8 phiên bản, trong hơn 6 năm và triển khai tới 20 công ty điều hành;
Tập trung tài chính và kinh doanh của Vodafone;
Triển khai tới hơn 85k người dùng;
Sử dụng công nghệ SAP SUP cho tính năng di động và SAP HANA cho việc phân tích dữ liệu;
Một nền tảng duy nhất cho Tài chính, Nguồn nhân lực và Kênh phân phối;
25 hệ thống, hơn 150 ứng dụng, hơn 600k phần cứng SAP triển khai tại 20 công ty điều hành của Vodafone.
EVO là một sự chuyển đổi kinh doanh mạnh mẽ, sâu rộng và mang tính đột phá, giúp Vodafone hoạt động như một doanh nghiệp toàn cầu thực sự, tối đa hóa lợi ích của mô hình kinh doanh cốt lõi. China Mobile
China Mobile Zhejiang Co., Ltd. là công ty thuộc China Mobile Group, có hơn 50 triệu thuê bao thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc. Nằm trong chiến lược ‘ Big Connectivity ‘ của Tập đoàn, China Mobile Zhejiang bắt đầu thực hiện chương trình chuyển đổi số từ năm 2014.
Một phần chính trong quá trình chuyển đổi số là khai thác cơ hội để mở rộng kinh doanh cho các đối tác của China Mobile Zhejiang. Năm 2015, China Mobile Zhejiang đã ký thỏa thuận với Huawei để triển khai và quản lý nền tảng API B2B2X và hệ sinh thái đối tác chiến lược, với mục đích gia tăng lợi nhuận từ tài sản viễn thông hiện có của China Mobile Zhejiang.
Nền tảng gồm 3 tính năng chính:
Cho phép China Mobile Zhejiang quản lý được việc cung cấp tài nguyên mạng lưới ra ngoài;
Xây dựng một nền tảng Open API;
Phát triển hệ sinh thái cộng tác hàng đầu.
Sau khi chuyển đổi, China Mobile Zhejiang đạt được những thành quả:
Nền tảng này cho phép tạo ra các mô hình kinh doanh và dịch vụ tiêu dùng sáng tạo hơn 1,000 đối tác, phục vụ nhiều ngành dọc.
Vào cuối năm 2016, China Mobile Zhejiang đã có hơn 270 API có sẵn trên nền tảng này, và đã hỗ trợ khoảng 8 triệu giao dịch hàng ngày.
Thay thế được giao thức truyền thông độc quyền thành phức tạp sang các giao thức được chuẩn hóa
Thời gian để tiếp thị cho các dịch vụ B2B giảm 90%.
Doanh thu từ nền tảng này là 100 triệu nhân dân tệ vào cuối năm 2016
Dựa trên các đánh giá về chuyển đổi số Dịch vụ, quy trình và mạng lưới, HKT đã triển khai dự án Earch về chuyển đổi số dựa trên mô hình trưởng thành về chuyển đổi số Open ROAD với 5 mục tiêu (ROADS):
Real-Time: Không khoảng cách, một lần chạm, cho phép người dùng tận hưởng dịch vụ trong 1 giây từ tạo đơn hàng đến thanh toán và đến cấu hình hệ thống;
On-Demand: cho phép người dùng tùy chỉnh dịch vụ dựa trên nhu cầu;
All-Online: người dùng quen thuộc với tất cả kênh trực tuyến, bỏ dần thói quen tới điểm giao dịch;
Diy: cho phép người dùng tham dịch phát triển và tối ưu dịch vụ;
Social: cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm về dịch vụ trực tuyến của HKT.
Các kết quả đạt được sau 1.5 năm:
HTK có một Omni-Channel cho các dịch vụ kỹ thuật số;
Hỗ trợ các dịch vụ IoT, SmartCity, BigData, AI, thực tế ảo
Sẵn sàng các tính năng về một hệ sinh thái trong tương lai
Jose Manuel Gacon Carus, Giám đốc Chiến lược & Quản trị CNTT toàn cầu, Telefónica Global IT, chia sẻ những thành công lớn và những bước đi từ sáng kiến chuyển đổi đa quốc gia của công ty cho đến nay
Áp lực đối với các công ty viễn thông ngày càng tăng, với nhiều doanh nghiệp mới, những cách thức mới để kinh doanh và kỳ vọng gia tăng của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã Chuyển đổ số tạo ra áp lực lớn đến doanh thu và giữ chân khách hàng của Telefónica ngay cả khi họ không cạnh tranh trực tiếp.
Để cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, Telefónica đã phát triển một chương trình cấp công ty để biến mình thành một doanh nghiệp kỹ thuật số hoàn toàn – end-to-end digital business, tập trung vào khách hàng & dữ liệu; và sẵn sàng cạnh tranh trong một hệ sinh thái mở.
Chuyển đổi kỹ thuật đầy đủ (End-to-end digitalization) là một sự biến đổi hoàn toàn do doanh nghiệp thực hiện nhằm phát triển cách họ tương tác với khách hàng; các sản phẩm và dịch vụ; và cách họ việc nội bộ. Đây không chỉ là về CNTT; nó bao gồm tổ chức, con người, quy trình, công nghệ … Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp nhịp nhàng để mọi người đều đóng góp cho sự chuyển đổi. Telefónica đang hợp nhất quan điểm của khách hàng và công ty, nhằm đạt được hai mục tiêu chính:
Bất kỳ tương tác nào trên màn hình bất kỳ – Any interaction on any screen
Không có văn phòng – Zero back office
Để thực sự đạt được điều này, Telefónica đã dịch các mục tiêu thành các mục có thể hành động để chúng ta có thể mô tả tình hình hiện tại, có thể cải thiện và hình dung được trong ma trận với các trục: Tự động hóa (X) và % Sử dụng kênh (Y).
Telefónica dựa chủ yếu vào Khung quy trình nghiệp vụ (eTOM), Khung ứng dụng (TAM), Khung thông tin (SID) và Khung tích hợp (Integration Framework) để thực thi một quy trình đầy đủ (Full Stack) đáp ứng hầu hết các vùng BSS (BSS Domain) trong TAM và bao phủ được tổng thể quy trình:
Qvantel cung cấp các giải pháp BSS mới: như một giải pháp dễ dàng và hiệu quả đi kèm với kinh nghiệm vận hành chuyên nghiệp và dịch vụ hỗ trợ chuyên gia.
Qvantel Digital Express bao gồm các khối tính năng:
NetCracker xác định chiến lược chuyển đổi số cho CSP 7 thành phần:
Netcracker sử dụng phương pháp đánh giá mức độ trưởng thành về Chuyển đổi số, tạo lộ trình dài hạn cho giải pháp chuyển đổi số của mình.
Netcracker đã được Telefónica lựa chọn để chuyển đổi BSS cho các dịch vụ không dây và cố định. Dự án thực hiện chuyển đổi BSS và trải nghiệm khách hàng theo nhiều giai đoạn quy mô lớn, bao gồm việc thay thế các hệ thống thanh toán hiện tại, hệ thống Product Catalog mới và triển khai Omni Channel.
Telefónica là một trong những nhà khai thác truyền thông lớn nhất thế giới, cung cấp 341 triệu khách hàng điện thoại cố định và điện thoại di động, Internet và các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số trên 21 quốc gia.
Amdocs cung cấp giải pháp DigitalONE một nền tảng triển khai chuyển đổi số đầy đủ, là giải pháp mở, dựa trên Cloud, Microservices hỗ trợ đủ quy trình chăm sóc và bán hàng, tối ưu hoạt động kinh doanh (Business Agility).
Amdocs đã triển khaia DigitalOne cho Telefonica, Three Ireland và Orange Belgium.
Dự án về chuyển đổi số của TmForum có tên là Digital Maturity Model & Metrics (DMMM)[1] nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, kinh nghiệp và các hướng dẫn Telco trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Phiên bản 17.0 khởi động tháng 11/2016 và kết thúc 12/2017, Trưởng dự án là Julie Hong thuộc Delloite. Team dự án gồm 8 thành viên đến từ Detecon, Huawei, TCS và Deloitte.
DMM có sự tham gia của hơn 850 công ty lớn trên thế giới như: Amdocs, AT&T, BT, CGI, China Mobile, China Telecom, China Unicom, Delloite, Detecom, Huawei, IBM, Nokia, NTT, Orange, PCCW, TATA, Telfonica, Vodafone …
Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Diễn đàn là cung cấp hướng dẫn, các phương pháp hay nhất và nền tảng cho thành viên và ngành công nghiệp lớn để phát triển thông qua sự cộng tác thiết lập các thuật ngữ, khung, mô hình và số liệu chuẩn cho phép chuyển đổi nhanh chóng, lặp lại và linh hoạt ở khía cạnh kinh doanh, hoạt động và nền tảng quản lý.
Tất cả các điểm chuẩn sẽ được xác nhận dựa trên các đặc tính SAMURAI (Specified in Advance, Appropriate, Measurable, Unambiguous, Reflect current investment conditions, Accountable and Investible) thông qua các đánh giá lặp dựa trên các dự án Frameworx, Open Digital, API, CEM.
DMM bao gồm 175 tiêu chí, được chia làm 5 chiều (Dimension) và 28 chiều con (Sub-Dimesion):
Customer: Mục tiêu là cung cấp trải nghiệm mà ở đó khách hàng xem tổ chức là đối tác kỹ thuật số bằng cách sử dụng các kênh tương tác ưa thích của họ để kiểm soát kết nối.
Strategy: Chiến lược kỹ thuật số tập trung vào cách thức doanh nghiệp chuyển đổi hoặc hoạt động để tăng lợi thế cạnh tranh thông qua các sáng kiến kỹ thuật số; nó được kết hợp chặt chẽ với chiến lược kinh doanh tổng thể
Technology: Công nghệ củng cố thành công của chiến lược kỹ thuật số bằng cách giúp tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp. Công nghệ phải mở và có khả năng quản lý động, dựa trên các tiêu chuẩn.
Operations: Phát triển các quy trình và nhiệm vụ bằng cách sử dụng các công nghệ dựa trên phân tích dữ liệu, quy trình thông minh, tự động hóa luồng công việc, quản lý thay đổi nhanh, quản lý dịch vụ tích hợp, tuân thủ các tiêu chuẩn.
Culture, people & Organization: Xác định và phát triển văn hóa tổ chức với các quy trình / chính sách quản trị với các chính sách thu hút nhân tài, thúc đẩy nội bộ, khuyến khích đối tác cùng tiến triển dọc theo đường cong trưởng thành chuyển đổi số
Customer engagement: các hoạt động liên quan tới gắn bó khách hàng Customer experience: cung cấp cho khách hàng các phần thưởng, mức độ hài lòng, tích hợp triển khai omni channel.
Customer insight: thúc đẩy giá trị lợi nhuận thông qua thấu hiểu hành vi khách hàng.
Customer Trust & Perception: tập trung vào độ tín nhiệm của khách hàng làm căn cứ xác định tiêu chuẩn bảo mật, chất lượng, độ tin cậy
Brand management: phát triển và duy trì đồng nhất, sự khác biệt, giá trị của thương hiệu qua các kênh Digital
Ecosystem management: phân tích các điều kiện hoặt động kinh doanh để xây dựng một hệ thống sinh thái phát triển và mở rộng các sản phẩm digital
Finance & investement: tối ưu tài chính/đầu tư cho phát triển số
Market and customer: tối ưu các tiến trình, công cụ để thấu hiểu thông minh về thị trường, khách hàng, đối thủ và áp dụng các thông tin đó cho công cuộc số hóa.
Porfolio ideal innovation: định nghĩa và thực thi các đổi mới số trên các dòng sản phẩm và tiến trình
Stakeholder management: sử dụng thông tin và thấu hiểu trong các hệ thống sinh thái để quyết định ảnh hưởng và lợi nhuận để thiết lập một kế hoạch rõ ràng mang lại lợi ích gắn chặt với nhau của các công ty liên kết.
Stragic management: thực thi các điều kiện kinh doanh, biện pháp, công cụ để quản lý chiến lược số hóa
Automated resource: toàn bộ inventory của doanh nghiệp sẽ được tự động cập nhập, vận chuyển, deliver tới khách hàng ( muc này cũng cho ERP về liên quan quản lý thiết bị ).
Integrated service: toàn bộ cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ được tự động hóa ( các công việc điều hành qua iofffice được số hóa đơn cứ sử dụng CA và chữ ký số trong doanh nghiệp , quản trị sản phẩm, chương trình khuyến mãi được quản trị trên cơ sở số hóa – paper less).
Realtime insight and analytics: cung cấp và tối ưu các phân tích và hiểu sâu về quản lý chiến lược, quản lý khách hàng, quản lý tổ chức, quản lý kỹ năng, con người, quản lý sản phẩm và dịch vụ, quản lý công nghệ.
Smart and adaptive process management : cho phép linh động giữa các khối chức năng để cho phép khai báo tự động các tiến trình kinh doanh
Standard and governance: trong doanh nghiệp số , các tiêu chí và quản trị sẽ nhận biết được các rủi ro và được audit tự động ( mục này cho ERP – quản lý dòng tiền, quản lý BSC ….. tự động hóa )
Cuture: định nghĩa và thiết lập các hành động của tổ chức, niềm tin, giá trị, các sáng tạo để nhận việt được chuyển đổi số.
Leadership and governace: định nghĩa và thiết lập lãnh đạo, quản trị, các nhà tài trợ, các quyết định, các sáng kiến để dẫn đầu và quản lý trong chuyển đổi số.
Organizational design & talent management: định nghĩa và thiết lập nền tảng tổ chức và các tiến trình quản lý nhân tài để hỗ trợ trong chiến lược chuyển đổi số.
Workforce management: định nghĩa và thiết lập các kỹ năng, công cụ sự cạnh tranh để tăng hiệu quả nhân lực, đối tác thứ 3 để hợp tác hiệu quả.